Nước và những điều cần biết về nước

10:08 27/12/2014

1/ CLO TRONG NƯỚC VÀ CÁC MỐI LIÊN QUAN VỚI UNG THƯ, SẨY THAI:

Các nhà khoa học thuộc Đại học Boston (Mỹ) vừa đưa ra một bản báo cáo về tác hại của Clo và yêu cầu chính phủ xem xét để loại bỏ clo (đang được dùng rộng rãi trong sản xuất nước và thực phẩm giải khát) khỏi danh mục chất khử trùng. Họ cho biết, Clo trong nước có liên quan trực tiếp đến các nguyên nhân gây ung thư và nếu phụ nữ uống nước chứa chất này sẽ dễ bị sẩy thai và nếu sinh con thì tỷ lệ dị tật ở trẻ sơ sinh là rất lớn.

a) Tại sao Clo độc như vậy mà vẫn được dùng để xử lý nước?

Quý vị đều biết rằng : Clo là chất rẽ tiền nhưng có rất nhiều công dụng như làm chất sát trùng, tẩy trắng bông sợi và do tính chất sát trùng này nên ngày nay, một lượng lớn Clo được sử dụng để khử trùng nước trong các nhà máy nước trước khi cung cấp cho người dân sử dụng trong sinh hoạt. Hiện tại một số nơi ở các nước tiên tiến họ hạn chế dùng Clo để xử lý nước mà thay vào đó là họ dùng tia ozone, ion đồng và bạc, hoặc thậm chí là rêu (đối với hồ bơi) để diệt vi khuẩn trong nước.

a)Vậy Clo độc đến mức độ nào?

Theo một nghiên cứu mới được đăng trên chuyên san về sức khỏe Environmental cho biết khi Clo kết hợp với các thành phần khác như mồ hôi, tế bào da sẽ tạo nên một liên kết hữu cơ hết sức độc hại là gọi chloroform, nó thuộc nhóm trihalomethane (THM – các hóa chất nguy hiểm tạo ra từ phản ứng giữa clo và các chất tự nhiên có trong nước) và kết quả nghiên cứu ở động vật gần đây đều cho thấy các chất này có liên quan đến bệnh suyễn và ung thư bàng quang. Trước đây tại Mỹ, một báo động về tác hại của chất khử trùng trihalomethanes cũng đã giúp Chính phủ Mỹ điều chỉnh lại hàm lượng cho phép của Clo trong nước sinh hoạt. Kết quả là số người bị ung thư bàng quang đã giảm từ 9.300 xuống còn hơn 2.300 trường hợp/năm.

Một nghiên cứu khác về mối liên quan giữa nước chứa clo và nguy cơ gia tăng chết non, sẩy thai, dị tật thai nhi và ung thư bàng quang tiến hành với 400.000 trẻ tại Đài Loan cũng cho thấy: Tỷ lệ trẻ bị khuyết tật khi sinh do mức THM trong nước uống khác nhau giữa các vùng. Đa số trẻ sống ở những vùng có mức THM trong nước trên 20µg/lít bị tăng từ 50% đến gấp đôi nguy cơ bệnh tim mạch, hở hàm ếch và thiểu năng.

b) Clo thâm nhập vào cơ thể như thế nào?

Clo thâm nhập vào cơ thể 85% qua da ( tắm,giặc,rữa rau,chén..v.v.), 15% qua ăn, uống nguồn nước có Clo, thậm chí khi chúng ta đứng gần nguồn nước sôi và hít phải khí Clo bay lên thì cũng bị nhiễm độc.


2/ NƯỚC GIẾNG VÀ CÁC MỐI NGUY HẠI ĐẾN SỨC KHỎE?

Nước giếng là loại nước ngầm có rất nhiều chất độc hại và hàm lượng kim loại nặng trong nước rất cao là vì nguồn nước ngầm nằm trong lòng đất hàng thế kỷ rồi khi khai thác để sử dụng thì quý vị không cho qua 1 thiết bị lọc nước chuyên biệt nào để xử lý mà thông thường quý vị dùng trực tiếp vào sinh hoạt, thậm chí là uống và nấu ăn => Điều này vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe về sau. Bình thường cơ thể có các cơ chế để đào thải kim loại nặng nhưng khi hàm lượng này vượt mức chống độc của cơ thể quý vị thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như làm tăng nguy cơ gây ung thư, rối loạn trao đổi chất ở các tổ chức sống, các tuyến và các cơ quan nội tạng, làm mất cân bằng các hệ enzym. Quý vị thừa biết rằng : Nhiễm độc nhôm có thể dẫn đến chứng thiếu máu, viêm ruột kết, lú lẫn, táo bón, khô da, bệnh Alzheimer, suy thận… Nhiễm độc asen gây bệnh móng tay giòn, tiêu chảy ra máu, nôn, thiếu máu, rụng tóc, đau đầu, co thắt cơ máu và được cho là có mối liên hệ với các bệnh ung thư như da, phổi, thận và bàng quang …Nhiễm độc đồng gây thiểu năng tuyến thượng thận, dị ứng, rụng tóc, viêm khớp, ung thư, tiểu đường, loãng xương, bệnh tâm thần phân liệt, lão suy, rối loạn chức năng tình dục, đột quỵ… Nhiễm độc chì gây thiếu máu, viêm khớp, viêm não, ảo giác, huyết áp, rối loạn chức năng thận và gan … Nhiễm độc sắt gây viêm đa khớp dạng thấp, ung thư, táo bón, bệnh đái đường, suy tim, bệnh viêm gan, cao huyết áp, mất ngủ… Nhiễm độc niken gây rối loạn chức năng thận, da liễu, nhồi máu cơ tim, ung thư. Theo Tổ chức Y tế Thế giới quy định nồng độ arsen an toàn trong nước là 10 microg/lít nhưng theo điều tra trong bài viết của GS.TS Nguyễn Lân Dũng trên bào điện tử Nongnghiep.vn thì 65% giếng khu vực sông Hồng và 40% giếng trên Việt Nam vượt quá mức quy định này, có nơi nồng độ arsen cao tới 810 microg/lít tức gấp 81 lần giới hạn cho phép.Khoảng 44% giếng có nồng độ mangan trung bình 0.83 mg/lít vượt quá mức an toàn 0.4 mg/lít do Tổ chức Y tế Thế giới quy định; mangan gây độc hại về thần kinh làm cho trẻ em giảm khả năng trí tuệ.

Tóm lại,trong nước giếng tồn tại một số vấn đề nổi trội sau:

a/ Cặn thô – Cát, bùn do máy bơm hút lên

b/ Độ cứng – Do các kim loại nặng như Can-xi, Magiê hòa tan trong nước, gây đóng cặn trong các thiết bị (máy nước nóng, ấm, bình thủy, máy giặt… Ngoài ra, giặt quần áo bằng loại nước này thường tốn nhiều bột giặt hơn.

c/ Màu – Màu ố vàng, nâu sậm do phèn hoặc các hợp chất hữu cơ trong nguồn nướcPhèn sắt (có thể kèm theo mangan)- Thường là các ion sắt II hòa tan trong nuớc, chỉ có thể khử chứ không thể lọc được.

d/ Mùi và vị- Có thể là mùi phèn, mùi sulphur hoặc mùi do vi khuẩn gây ra..

e/ Độ pH – Chỉ tính chất axit hoặc kiềm. Khi độ pH nhỏ hơn 6.5, nước có tính axit, ăn mòn các vật dụng bằng kim loại, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây đau bụng, ói mửa. Độ pH lớn hơn 8 làm cho nước “cứng”, gây đóng cặn các thiết bị.

f/ Độ đục – Cặn thô và các tạp chất hòa tan làm cho nước đục.

g/ CHLORIDES – Nguồn nước có vị mặn và ăn mòn các vật dụng bằng kim loại do hàm lượng muỗi cao. Tiêu chuẩn là 250 ppm.

h/ NITRAT – Nitrat xâm nhập nguồn nước từ rất nhiều nguồn: phân bón, thuốc trừ sâu, phân động vật… Nitrat là nguyên nhân gây bệnh xanh da ở trẻ nhỏ, một bệnh có nguy cơ tử vong cao.

i/ Nhiễm khuẩn – Với tốc độ khoan giếng tràn lan, không đúng kỹ thuật, không theo quy định an toàn, tầng nước ngầm của chúng ta không tránh khỏi bị ô nhiễm vi sinh

Vậy để bảo vệ chính mình và những người thân yêu về sau thì chúng ta nên có những biện pháp loại bỏ các mối nguy hại thật hiệu quả ngay từ bây giờ.

Bình luận